Thông qua bài viết này, HC legal sẽ nêu sơ bộ 2 lưu ý bên dưới.

1. Thuế GTGT khi bán tài sản của doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế GTGT khi bán tài sản của chính doanh nghiệp và thu tiền về. Theo đó, thuế GTGT mà doanh nghiệp phải chịu bằng (=) giá trị tài sản nhân (x) với thuế suất thuế GTGT tùy loại tài sản (các mức thuế suất thuế GTGT gồm 0%, 5% và 10%).

Theo đó, doanh nghiệp bán tài sản phải xuất hóa đơn GTGT theo quy định pháp luật.

2. Thuế TNDN khi bán tài sản của doanh nghiệp

a. Quy định chung

Doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế TNDN trên thu nhập từ việc bán tài sản. Theo đó, thu nhập từ việc bán tài sản sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế. Thuế TNDN mà doanh nghiệp phải chịu sẽ được tính như sau:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x thuế suất 20%

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)

Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

Lưu ý, đối với tài sản cố định của doanh nghiệp đưa vào khấu hao thì thu nhập chịu thuế sẽ bằng (=) doanh thu thu được từ việc bán tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm bán và trừ (-) các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc bán tài sản cố định.

b. Thuế TNDN khi chuyển nhượng bất động sản

Khi chuyển nhượng một tài sản là bất động sản đứng tên doanh nghiệp, doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN như sau : Thuế TNDN = [((Doanh thu – chi phí chuyển nhượng BĐS – Giá vốn BĐS) + các khoản thu nhập khác) – thu nhập miễn thuế – các khoản lỗ kết chuyển] x 20%

Trong đó, doanh thu được xác định theo giá thực tế chuyển nhượng bất động sản theo hợp đồng mua bán bất động sản phù hợp với quy định của pháp luật (bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm nếu có).

Ngoài ra, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế TNDN.

Bài viết liên quan